Thaày giaùo yeâu thöông chuùng toâi
Thaät söï laø haèng thuaän chuùng sanh
Tuyø hyû coâng ñöùc

tonsu.vn

HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU LÀ DƯỠNG CÁI THÂN CỦA CHA MẸ, DƯỠNG TÂM CỦA CHA MẸ, DƯỠNG CHÍ CỦA CHA MẸ

HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU LÀ

DƯỠNG CÁI THÂN CỦA CHA MẸ,

DƯỠNG TÂM CỦA CHA MẸ,

DƯỠNG CHÍ CỦA CHA MẸ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta phải bắt đầu chuyển từ đâu?

Chính là đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chuyển trở lại. Cái thứ này hại chúng ta vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp tạo lục đạo luân hồi, kết vô lượng vô biên ân oán nợ nần với tất cả chúng sanh.

Có thể trả hết không?

Không thể. Cái ân oán nợ nần này, chỉ có từng đời từng đời tăng lên thêm, chắc chắn tiêu trừ không nổi.

Quí vị thử nghĩ, có phải là tình trạng này hay không?

May mà Phật đem chân tướng sự thật này nói rõ cho chúng ta biết, những ân oán nợ nần này là giống như bóng đen vậy, tuy đời đời kiếp kiếp đang tích lũy, đang tăng thêm, nhưng nó luôn là một vùng đen tối, một ngọn đèn liền đem nó phá tan, cái gọi là buồng tối ngàn năm, một ngọn đèn này là có thể phá trừ nó.

Đây là nói cái gì vậy?

Quay đầu là không còn nữa. Đọa lạc ở bên trong thì đền trả không có ngày dứt, điều đáng quý là biết quay đầu.

Ân đức của Phật đối với chúng ta là ở chỗ này, không có lời dạy của Phật thì chúng ta đâu có biết những chân tướng sự thật này, làm sao biết quay đầu?

Đây là đại ân đại đức của Phật đối với chúng ta. Quay đầu trở lại, đây mới gọi là người thiện thật sự. Thế chúng ta biết bản thân chúng ta có vô lượng vô biên tội lỗi, điều này đâu phải là giả. Bản thân ta có vô lượng vô biên tội lỗi, tất cả chúng sanh cũng có vô lượng vô biên tội lỗi, không có khác gì với chúng ta.

Ta có thể thứ lỗi cho mình, có thể tha thứ mình thì tại sao không thể tha thứ người khác, thứ lỗi người khác?

Cổ Nhân dạy người rất hay, dạy chúng ta lấy cái tâm tha thứ mình, tha thứ cho người, thì oan kết với người liền có thể hóa giải. Dùng cái tâm chỉ trích người khác để chỉ trích mình, mới có thể sửa chữa lỗi lầm. Đây là những lời dạy rất hay, chúng ta cần nhớ kỹ, cần nên y giáo phụng hành.

Hiếu dưỡng phụ mẫu là dưỡng cái thân của cha mẹ, dưỡng tâm của cha mẹ, dưỡng chí của cha mẹ, đem tâm lượng hiếu dưỡng cha mẹ mở rộng đến tất cả chúng sanh, xem tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta, tất cả chúng sanh đều là Chư Phật Như Lai, hiếu dưỡng, phụng sự đạt đến hư không pháp giới thì cái thiện hạnh này mới viên mãn.

Phật làm được rồi, pháp thân Đại Sĩ làm được rồi, tại sao chúng ta làm không được?

Chính là do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước làm hại chúng ta, hại chúng ta không làm được, hại chúng ta vĩnh viễn làm người ác. Lấy tiêu chuẩn của người thiện đó ở trong Phật Pháp, chúng ta ngoài rìa cũng còn chưa chạm được, đây là điểm khó của Phật Pháp.

Nhưng mà cái điểm khó này không phải không thể khắc phục, nếu bạn có quyết tâm, có nghị lực, có trí tuệ thì bạn có thể khắc phục. Trí tuệ là hiểu rõ chân tướng sự thật. Quyết tâm, nghị lực khắc phục vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, cảnh giới của bạn liền được nâng cao, nâng cao với biên độ lớn.

Chúng ta ngày nay tuy nói là phát tâm rồi, học Phật rồi, muốn giúp đỡ chúng sanh, thực ra là có ý nghĩ như vậy, nhưng ý nghĩ này là vô cùng yếu ớt, hay nói cách khác, không có coi chúng sanh ra gì, coi trọng bản thân mình, coi mình lúc nào cũng 99%, chúng sanh chỉ chiếm 1%, không hề suy nghĩ thay người khác, không có ý nghĩ thật sự giúp đỡ người khác, cho nên trí tuệ không khai.

Người khác không có lỗi, lỗi đều ở chính mình. Thật sự muốn tu thiện, Phật Pháp dạy học có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là đoạn ác tu thiện. Tiêu chuẩn thấp nhất của thiện ác chính là thập ác nghiệp, Thập thiện nghiệp, tiêu chuẩn thấp nhất này vẫn chưa có đạt đến ngũ giới.

Phật Giáo hóa chúng sanh, tiêu chuẩn thấp nhất chúng ta có làm được chưa?

Môn học này thật sự làm tốt rồi, học tập viên mãn rồi thì từ đây mới nâng lên đến năm giới, nâng lên đến mười giới.

Nếu như các bạn nghĩ đến được chỗ này thì sao có thể không hổ thẹn?

Bạn thọ giới gì chứ?

Mười thiện của người thế gian còn làm không được thì nói gì đến giới?

Hiện nay mọi người cùng nhau sống lây lất qua ngày, không có cần mẫn làm. Nếu thật sự cần mẫn làm, chắc chắn không được phép mơ mộng viễn vông. Bạn xuất gia, người ta gọi bạn một tiếng Sư phụ, một tiếng Sư phụ này là đưa bạn đi đến địa ngục A tỳ rồi.

Tại sao vậy?

Bạn có phải là Sư phụ không?

Bạn có xứng làm Sư phụ không?

Sư phụ, mức tối thiểu là ngũ giới, thập thiện phải làm được. Làm được thập thiện mà chưa làm được ngũ giới, vẫn không thể gọi là Sư phụ. Đây là chúng ta đem tiêu chuẩn hạ thấp đến mức không thể thấp hơn rồi, còn thấp hơn tiêu chuẩn của Phật. Tiêu chuẩn của Phật gọi bạn là Tiểu Sư.

Tiểu Sư là gì?

Là Sa Di.

Thử hỏi xem, Mười giới Sa Di, hai mươi bốn oai nghi bạn có làm được chưa?

Làm được rồi mới gọi là Tiểu Sư. Người ta xưng hô bạn, danh không phù hợp với thực là bạn phải đọa lạc.

Cái danh xưng này dễ xưng hô sao?

Thế mà còn xưng là Đại Sư, vậy thì nguy to.

Người thế nào mới được xưng Đại Sư?

Pháp Thân Đại Sĩ mới được xưng Đại Sư.

Ở trong cửa Phật chúng ta, quí vị thử xem Cao Tăng Truyện, có người nào dám xưng là Đại Sư?

Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Âm đều không dám xưng, các Ngài xưng là Đại Sĩ, không dám xưng Đại Sư.

Ai xưng Đại Sư vậy?

Chỉ có Phật mới xưng là Đại Sư.

Cái danh xưng này dám tùy tiện gọi sao?

Bạn không phải Phật, người ta gọi bạn là Đại Sư, đó là bạn giả mạo Phật, mạo xưng Phật thì nguy to.

Bạn đi ra ngoài giả mạo tổng thống, lập tức người ta bắt bạn đi ngồi tù rồi, đi xử tội rồi, vậy bạn giả mạo Phật thì có nguy không?

Cho nên chúng ta phải luôn hiểu rõ, học Phật chính là học làm một người sáng suốt, không nên học thành một người mơ hồ. Người thật thà vẫn còn có được rất nhiều người tôn kính.

Tại sao vậy?

Vì bạn là người thật thà, bạn là người yên phận. Thật thà, yên phận, nhất định không thể cuồng vọng, không thể hư ngụy, không thể kiêu mạn.

Cần mẫn nỗ lực học tập theo Phật, nhất định phải đoạn tập khí. Tập khí phiền não của chúng ta quá nặng, quá nặng. Tập khí xấu nhất chính là ưa thích dò hỏi chuyện của người khác, trong đầu đầy thị phi nhân ngã, đây là tập khí xấu nhất, dễ dàng tạo nghiệp nhất.

Nếu như là làm cái việc phá hoại Tam Bảo thì tội nghiệp này là nặng rồi, trong Kinh Phát Khởi Bồ Tát Chí Nhạo, Phật nói tội nghiệp này là đọa ở địa ngục A tỳ, vậy tại sao bạn phải tạo nghiệp?

Bạn có cái miệng này, tại sao không khuyên người làm việc tốt nhiều hơn, mà lại muốn nói lỗi lầm của người ta, muốn tạo vô lượng vô biên tội nghiệp?

Một người thông minh hay hồ đồ sẽ bộc lộ ra vô cùng rõ rệt ở chỗ này, người thiện người ác cũng ở chỗ này mà biện biệt ra được.

***